Gia tăng nhập khẩu máy móc công nghiệp
Nhập khẩu máy móc, phụ tùng công nghiệp đang có dấu hiệu gia tăng cùng với đà hồi phục và phát triển của nhiều ngành sản xuất phục vụ xuất khẩu.
Theo số liệu chính thức của Tổng cục Thống kê, trong 4 ttháng đầu năm nay, kim ngạch nhập khẩu của hầu hết các loại máy móc móc, nguyên liệu phục vụ sản xuất đều tăng so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong đó, riêng máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng công nghiệp là 4 tỷ USD, tăng 14,8%. Dự báo, năm 2010, kim ngạch nhập khẩu máy móc, phụ tùng công nghiệp sẽ cao hơn so với năm ngoái.
Xu hướng này bắt đầu từ những tháng cuối năm 2009, cộng với nhu cầu phục vụ cho tiêu dùng và phát triển kinh tế trong nước tăng, hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị... cho các ngành công nghiệp tăng nhanh.
Tổng kim ngạch nhập khẩu máy móc, phụ tùng công nghiệp năm 2009 của cả nước đạt mức 2,7 tỷ USD, chiếm 21,3% tỷ trọng máy móc, thiết bị, dụng cụ nhập khẩu.
Trong số các ngành công nghiệp, khối công nghiệp nặng với các ngành như hóa chất, đóng tàu, cơ khí gặp nhiều khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, nhất là những tháng đầu năm. Chính vì thế nhập khẩu máy móc, phụ tùng sản xuất để phục vụ tiêu thụ nội địa và xuất khẩu cũng giảm mạnh.
Tuy nhiên, tháng 12/2009, nhập khẩu khối ngành hàng này đã đạt 119,86 triệu USD, nâng tổng kim ngạch nhập khẩu máy móc, phụ tùng công nghiệp của cả năm 2009 lên mức 699,66 triệu USD, chiếm 25,9% tỷ trọng nhập khẩu của toàn ngành công nghiệp.
Không giống như khối ngành công nghiệp nặng, nhập khẩu máy móc, phụ tùng khối ngành công nghiệp nhẹ đạt kim ngạch nhập khẩu cao nhất vào tháng 8/2009, với 77,82 triệu USD.
Tính chung cả năm 2009, kim ngạch nhập khẩu của khối ngành hàng này đạt 717,3 triệu USD, chiếm 26,6% tỷ trọng nhập khẩu - mức cao nhất trong số các khối ngành công nghiệp tham gia vào hoạt động nhập khẩu máy móc, phụ tùng. Đóng góp vào tổng kim ngạch này là 12 ngành khác nhau như điện tử, điện lạnh, nhựa cao su, dệt may, giấy, thực phẩm...
Cũng trong số các ngành công nghiệp nhẹ thì máy móc, phụ tùng ngành nhựa, cao su tiếp tục có kim ngạch nhập khẩu cao nhất, mà lý do chính là thị trường xuất khẩu tốt.
Theo các chuyên gia, do giá cao su thế giới tăng cao, trong khi nguồn nguyên liệu khan hiếm đã đẩy nhu cầu nhập khẩu máy móc, phụ tùng sản xuất cho ngành tăng lên nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.
Năm 2009, tổng kim ngạch nhập khẩu của chủng loại này là 316,92 triệu USD, chiếm 44,2% tỷ trọng nhập khẩu của khối ngành công nghiệp nhẹ. Dự báo, trong năm 2010 xuất khẩu nhựa cao su sẽ tăng so với năm 2009, từ đó nhập khẩu máy móc, phụ tùng cho ngành cũng sẽ tăng theo.
Với lĩnh vực dệt may, giày dép, trong 4 tháng đầu năm nay, các doanh nghiệp trong nước đã nhập khẩu nguyên phụ liệu trị giá 737 triệu USD, tăng 24.8% so với cùng kỳ năm ngoái. Cùng với nhiều đơn hàng đang tới tấp quay lại, rất có thể trong thời gian tới, các doanh nghiệp dệt may trong nước sẽ tăng cường nhập khẩu máy móc, thiết bị cho ngành.
Cũng theo thống kê, các nước châu Á mà chủ yếu là Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc vẫn là nguồn cung lớn nhất về ngành hàng máy móc, phụ tùng công nghiệp cho Việt Nam, với tổng giá trị đạt gần 2,4 tỷ USD, chiếm 88,4% tỷ trọng nhập khẩu máy móc.
Năm 2009, kim ngạch nhập khẩu máy móc, phụ tùng công nghiệp từ Mỹ chỉ là 50,3 triệu USD, giảm 6,1% so với năm 2008. Đức vẫn duy trì vị trí thứ sáu trong bảng danh sách các nguồn cung cấp máy móc, phụ tùng công nghiệp cho Việt Nam.
- CHẾ TẠO MÁY ĐÓNG GÓI TRÀ TỰ ĐỘNG TẠI BẢO LỘC (02.08.2022)
- MÁY ĐÓNG GÓI HÚT ẨM CHÍNH HÃNG TẠI TÍN ĐẠT (02.08.2022)
- TÍN ĐẠT - ĐƠN VỊ SẢN XUẤT MÁY ĐÓNG GÓI GIÁ RẺ HÀ NỘI (02.08.2022)
- TÍN ĐẠT - CUNG CẤP MÁY ĐÓNG GÓI BÌNH DƯƠNG UY TÍN (01.08.2022)
- MÁY ĐÓNG GÓI BÁNH KẸO TPHCM UY TÍN HIỆN NAY (01.08.2022)
- TÍN ĐẠT - CHUYÊN SẢN XUẤT MÁY ĐÓNG GÓI CHẤT LƯỢNG (01.08.2022)
- TÍN ĐẠT - ĐƠN VỊ CHẾ TẠO MÁY ĐÓNG GÓI GIÁ TỐT TPHCM (01.08.2022)